Nhân vật của năm 2011 - Những người biểu tình

Posted by Admin on 23:06 3 nhận xét

Mẹ Nấm - Biểu tượng người phụ nữ bịt mặt với đôi mắt ấy, trong không gian của thế giới đại đồng và ngôi làng nhân loại, cũng đại diện cho những con người Việt Nam - The Protester tại đất nước này cũng đã "bất bình, họ đòi hỏi, không tuyệt vọng thậm chí cả khi họ bị đáp trả bằng những cú đạp vào mặt, bằng giam cầm và bằng trại cải tạo, đã hiện thực hóa suy nghĩ rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi lớn"...
*
Cuộc bầu chọn Nhân vật của năm do tạp chí danh tiếng Time tổ chức đã kết thúc với chiến thắng thuộc về “Người biểu tình”.

“Họ bất bình, họ đòi hỏi, họ không tuyệt vọng thậm chí cả khi họ bị đáp trả bằng hơi cay hay những viên đạn. Họ đã hiện thực hóa suy nghĩ rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi lớn”, ông Richard Stengel của Time tổng biên tập Time Rick Stengel nói.

Giải thích về sự lựa chọn “Người biểu tình”, tạp chí Time cho rằng năm 2011, mọi lục địa trên toàn cầu đều chứng kiến một làn sóng nổi dậy chưa từng thấy, diễn ra cả trong hòa bình lẫn bạo lực. Từ khắp Trung Đông đến châu Âu và Mỹ, những người biểu tình đã xác lập lại sức mạnh con người trên thế giới và tái định hình nền chính trị toàn cầu. 

Nguồn : VNExpress

Rõ ràng là không ai có thể thể phủ nhận vai trò thay đổi xã hội một cách tích cực từ phía những người có nhận thức đúng đắn về việc mình tham gia biểu tình trên toàn thế giới, từ khắp Trung Đông cho đến Châu Âu, Châu Mỹ.

Nhưng đó là chuyện bên kia bờ Thái Bình Dương.

Ở bên này, nơi mà cái lưỡi bò tham lam đang lăm le liếm sạch biển Đông thì rất có thể nay mai đây trên báo Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô, Công An Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân… sẽ xuất hiện những bài viết “tự diễn biến”, cho rằng: trò trao giải "Nhân vật của năm” của tạp chí Time “chỉ là màn kịch lấp liếm theo đóm ăn tàn họa theo “gu” dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ, phương Tây có sự câu kết phối hợp của bọn phản động lưu vong ở nhiều quốc gia trên thế giới nặn ra để kích động, hậu thuẫn nhau mà thôi!"

Điều này không phải là một phỏng đoán xa vời khi mà cụ thể hơn mới đây trong bài viết về việc bảo đảm quyền con người, ông Cao Đức Thái, Tiến sĩ - nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, còn hùng hồn nhận xét: 

“Từ giữa thập kỷ 80 (thế kỷ XX), lợi dụng cải tổ, cải cách, đổi mới, chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh chiến lược này, kết hợp với bạo loạn, lật đổ hòng làm thay đổi chế độ xã hội ở các nước XHCN. Có thể nói, các cuộc “cách mạng màu” ở Đông Âu, “cách mạng hoa nhài” ở Trung Đông, Bắc Phi là những biến thể của Chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chẳng thế mà ngày nay, các thế lực thù địch đang mơ sẽ có “cách mạng hoa sen” ở Việt Nam"Nguồn : Quân Đội Nhân Dân


Hình bìa của tờ báo Times với minh họa một phụ nữ bịt mặt chỉ còn đôi mắt.
Tại sao là một người phụ nữ?
Tại sao là một đôi mắt?
Phải chăng cả hai là một biểu tượng về sức mạnh và ý chí dù từ một người phụ nữ yếu đuối cũng sẽ chiến thắng bạo lực của một guồng máy cường quyền?

Nhân vật của năm 2011 không phải là một cá nhân mà là một biểu tượng mang tên - "The Protester - Kẻ phản kháng" - đại diện cho ngọn lửa cách mạng lan tràn từ Trung Đông sang đến thành phố Athens, từ phong trào Chiếm đóng phố Wall sang đến Max-cơ-va như tiêu đề dưới ảnh của tờ báo.

Biểu tượng người phụ nữ bịt mặt với đôi mắt ấy, trong không gian của thế giới đại đồng và ngôi làng nhân loại, cũng đại diện cho những con người Việt Nam - The Protester tại đất nước này cũng đã "bất bình, họ đòi hỏi, không tuyệt vọng thậm chí cả khi họ bị đáp trả bằng những cú đạp vào mặt, bằng giam cầm và bằng trại cải tạo, đã hiện thực hóa suy nghĩ rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi lớn".

Họ chính là:


Bà cụ già áo trắng, nhỏ gầy nhưng không vắng bóng trong bất kỳ lần hẹn yêu nước nào ở Hồ Gươm.


Là em nhỏ áo trắng từ Phú Thọ, là cô bé mặc áo dài ở Sài Gòn, ở Hà Nội.

Là những thanh niên, thiếu nữ biểu tình ngồi im lặng như tiếng thở dài của mẹ Việt Nam.

Là khuôn mặt bị đạp, là những người bị nhấc bổng, bị quăng quật một cách không thương tiếc, là chiếc nón lá tội tình bị cướp xé tả tơi.

Và là những blogger ngày đêm lấy tin, chụp hình, đưa tin, cập nhật... Lẫn những con người dù thân xác đang ở bên kia bờ đại dương nhưng tâm trí vẫn luôn hướng về quê mẹ, mong ngóng chờ tin, theo dõi và lo lắng cho đồng bào ruột thịt đang cất tiếng nói bảo vệ quê Cha đất Tổ mỗi Chủ Nhật hàng tuần.

Tất cả - là một tập thể, không phải chỉ có một người, một cá nhân đã làm nên "Nhân vật của năm 2011" tại Việt Nam.







"Nhân vật của năm 2011" – cách này hay cách khác cũng đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng họ đang đòi hỏi quyền của mình – quyền được biểu tình do Hiến pháp quy định và đang bị bóp méo bởi các quy định, nghị định chồng chéo lên nhau.

Và điều này không có gì mới.

Từ mùa Thu tháng 8 năm cũ, có những cá nhân can đảm đã cùng đứng lên để phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân và mở lại trang sử độc lập cho nước nhà. Tại sao cũng cùng hành động yêu nước ấy, cũng những bước chân xuống đường vì Tổ quốc ấy, ngày xưa là yêu nước thì ngày hôm nay là phản động?

Mong rằng, với kết quả bình chọn cuối năm của Tạp chí Times – một trong những tờ báo uy tín trên thế giới – sẽ khiến nhiều người có cái nhìn trung dung và có thái độ đúng đắn hơn với những người biểu tình.

Bởi không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn đối với tình hình chính trị – xã hội với sự đóng góp của những cá nhân can đảm, không từ bỏ quyền được bày tỏ của mình.


* Chân thành cám ơn anh Nguyễn Lân Thắng và anh Nguyễn Anh Tuấn đã lưu giữ những khoảnh khắc thật đẹp đẽ của năm 2011.

* Cách riêng, xin dành tặng entry này cho anh - một người đặc biệt - luôn thầm lặng cùng tôi giữ trọn những cảm xúc nguyên vẹn của những ngày tươi đẹp này.

Không có Công Lý - Không có Hòa Bình - No Justice no Peace

Posted by Admin on 11:59 1 nhận xét

Nguyễn Nhơn (bạn đọc danlambao) - Ở Mỹ, khi người dân nghèo bị đối xử bất công, họ kéo nhau xuống đường biểu tình, hổng thèm thất công viết biểu ngữ, khẩu hiệu chi cho rườm rà. Họ lấy giấy thùng cạc tong nguyệch ngoạc bốn chữ, No Justice- No Peace, vừa diễn hành vừa hô theo nhịp bước, nâu dzút tít, nâu pít. Chỉ có vậy thôi, nhưng chánh quyền địa phương coi chừng đó! Nếu không lo giải quyết cho khéo là sanh to chuyện.

Mươi năm về trước, ở thành phố Thiên thần, Los Angeles, chỉ vì cảnh sát “nặng tay” với anh da đen vi phạm luật giao thông tên là Vua (King), dân da đen nổi lên làm loạn, thiệt hại cả nhiều triệu đô. Lại còn phải xuất công quỹ bồi thường cho “ông” công dân phạm luật giao thông tên Vua hơn một triệu đô. 


Lại còn phải mau lập chương trình, xin Liên Bang thêm ngân khoản, lo cải thiện cấp tốc đời sống người dân ở khu phố nghèo phía Nam Los Angeles. 


Vừa rồi, có anh “bạn dân” kêu là công an nhân dân viết thơ cho Dân Làm Báo bảo: Vì dân trí Xứ xã nghĩa thấp, ví dụ chạy xe bất kể luật giao thông nên công an phải cực nhọc thi hành pháp luật. Vì vậy, không thể đầu hôm sớm mai mà dân biết hành xử quyền dân chủ đúng đắn được! Ý ông nầy muốn nói rằng: Dân ngu, khu đen không đáng hưởng quyền dân chủ liền một lúc, phải đợi "đảng trí tuệ cs" và Nhà nước xã nghĩa xem xét ban ơn, bố đức từ từ mới được. 


Nói vậy là nói giọng cầu cao, nói lấy được về phần mình mà chẳng nhớ rằng chính là công an, dưới chế độ xã nghĩa rừng rú, thi hành công vụ dã man, tàn ngược chớ chẳng phải do người dân có trí thấp cao. Không phải vậy sao? Công an hành sự như côn đồ, quăng lưới bắt dân vi phạm luật giao thông như lưới cá là tận tụy phục vụ nhân dân? Hay là liệng dùi cui vào căm bánh xe cho té ngả lộn cổ là trí thức cao, đối xử với dân ngu thế nào cũng được? 


Cũng nói luôn cho chú công an, cán bộ tâm lý chiến Bộ côn đồ CA biết: Dân chủ là quyền tự nhiên của người dân, nhà cầm quyền tử tế phải tôn trọng và thực thi, chớ không phải là của riêng của đảng cs mà muốn ban phát ít nhiều tùy ý được. 


Tổ sư Các mác của các ông dạy: Ở đâu có áp bức, bất công, ở đó có đấu tranh. Thì đây, ở thời xã nghĩa, công an hành xử rừng rú, bạo tàn, dân bị bức hiếp đi tìm công lý! 


CÔNG AN, ĐẠI DIỆN CƯỜNG QUYỀN ÁP BỨC 
DÂN ĐẤU TRANH ĐI TÌM CÔNG LÝ CÔNG BẰNG 


Dưới thời xã nghĩa hoang dã, công an, bộ phận thi hành pháp luật, tự thân hành xử phi pháp luật. Chẳng những phi pháp mà lại còn phạm tội đại hình cố sát. 


Một: Công nhân Nguyễn Công Nhựt bị chủ người Hàn tố cáo tham ô (?). Chẳng biết tư nhân đâu phải chức quyền nhà nước mà bị cáo “tham ô” là sự vụ gì? Vậy mà vẫn bị công an đem vào đồn, điều tra, đánh cho tới chết. Lại còn dàn cảnh nạn nhân tự thắt cổ chết để chạy tội. Trong trường hợp nầy, công an Bến Cát, Bình Dương phạm hai trọng tội: (1) Cố sát hoặc nhẹ lắm cũng là tội cố ý đả thương, nhân thương trí mạng. (2) Âm mưu qua mặt pháp luật. Cả hai tội đều ở vào trường hợp gia trọng, bị hinh phạt gấp đôi vì là chức quyền thi hành pháp luật. 


Mẹ già, vợ dại anh Công Nhựt dắt díu nhau từ Miền Đông Nam bộ xa xôi lặn lội ra tận thủ đô xã nghĩa Hà Nội kêu cầu đòi công lý cho con, cho chồng. Bọn cường quyền không mặt nào ngó ngàng tới! 


Hai: Bác Trịnh Xuân Tùng, thị dân Hà Nội, đi xe hai bánh có đội mũ an toàn đúng theo luật định. Dừng xe bên đường, giở mũ an toàn để nói điện thoại. Công an xông tới kiếm chuyện, làm tiền. Bác công dân cố gắng phân trần. Bọn quan cướp ngày bắt về bót đánh cho lọi cổ, chết ngoẻo. Vợ con nạn nhân thưa ra ba tòa quan lớn xã nghĩa. Chúng đăng báo ấn định ngày xét xử mà chẳng cần thông báo cho đương đơn. 


Ngày xét xử, con gái Kim Tiến ôm di ảnh cha đến tòa án thấy đóng cổng im lìm, chạy bươn qua tòa báo “đảng” hỏi thăm, câu trả lời là: Ai biết, qua bên “Tà” mà hỏi. Cô gái trẻ mất cha khốn khổ lại lê lết trở lại bên tòa chầu chực. Rốt cuộc bác thơ ký thấy tội nghiệp, báo cho biết: Bữa nay, đại phán quan ể mình, không thăng đường được. Thôi về đi, bữa khác sẽ tính! 


Ba: Chuyện nầy là độc quyền, chỉ ở xứ xã nghĩa Ố Nàm mới có. Chị Minh Hằng biểu tình chống Tàu khựa xâm lăng ở Saigon. Ủy ban hành chán (không có chữ h, chớ không phải sai chánh tả) thành Hà Nội ra quyết định phạt cho công an Saigon thi hành. Công an Saigon “bắt cóc” chị Hằng áp tải ra tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ sở giáo dục (?) Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận học viên Minh Hằng thụ án theo chương trình giáo dục 24 tháng. 


Chuyện của người mẹ đã ngoắc ngoéo, nhiêu khê. Chuyện đứa con đi tìm mẹ mới thật là bi đát! 


Chú nhỏ, con chị Hằng, tên Trung Nhân 19 tuổi, được tin mẹ bị công an bắt, chạy đi tìm. Từ Vũng Tàu vô Saigon chạy đôn, chạy đáo khắp nơi, gõ khắp các cửa quan mà chẳng thấy. Túng thế, chú nhỏ đi in bố cáo mẹ thất tung, rủ bạn blogger Vô Thường đi “phát tán.” Chúng bắt về bót hạnh họe một hồi rồi phạt vạ mấy trăm ngàn vì tội ở đậu nhà bạn để đi tìm mẹ mà không xin phép công an là vi phạm luật tạm trú. 


Trên đây là ba chuyện dân oan ức đi tìm công lý. Tìm hoài mà không được nên phải làm liều: "Thượng bất chánh, hạ tắc loạn". 


KHÔNG CÓ CÔNG LÝ – KHÔNG CÓ HÒA BÌNH 


Trong bức thư thứ hai, chú CA tâm lý chiến vô danh đi thẳng vào vấn đề, luận về Cách mạng khi chú viết: 


“Các bạn muốn loại bỏ hoàn toàn chúng tôi, nhu cầu đó cũng chẳng có gì là sai bởi vì thay thế một “cái cũ” tồi tệ bằng “cái mới” tốt hơn cũng là điều nên làm. Các bạn cứ tiếp tục làm đi, nếu các bạn thành công, tôi tin dân ta sẽ được nhờ. Còn chúng tôi sẽ lại trở thành “phản động” và chấp nhận đi “tập trung giáo dục cải tạo”dưới tay các bạn. Có sao đâu! 


Chúng tôi muốn tiếp tục tồn tại để sửa chữa và hoàn chỉnh mình, cũng với mục đích thay “cái cũ” bằng “cái mới” tốt hơn nhưng theo cách tự mình thực hiện (chẳng lẽ là điều không nên làm?) và nhu cầu nầy của chúng tôi cũng chính đáng không kém.” 


Cái chú cán bộ an ninh nầy xem ra có học hành tử tế. Có điều chú chỉ nói chung chung về thay cũ đổi mới, né tránh ngay cả chữ cách mạng nên không dám đi thẳng vào thực tế đấu tranh cụ thể. Tôi thuộc thế hệ trước lại ở nước ngoài, theo truyền thống thiền tông đốn ngộ: “Chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật”. Phật nói đây là “ Sự Thật” đời người. Tôi chỉ thẳng thực tế chớ không lý luận quanh co. 


1. 11 cuộc biểu tình từ ngày 5/6/2011 đến 21/8/2011 là do nhân sĩ, trí thức trong nước vận động để yểm trợ cái “Kiến Nghị” của 20 nhân sĩ, trí thức trong nước và “Lá thơ ngỏ” của 36-1 trí thức ngòai nước thỉnh cầu “đảng của chú CA” mở rộng dân chủ. 


2. Trùm thành Hà, Phạm Quang Nghị triệu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và 4 vị nhân sĩ chủ yếu lên thành ủy phát lạc cách nào chẳng biết, chỉ thấy rằng quí vị “vắng mặt” trong cuộc biểu tình lần thứ 12 mặc dầu trên danh nghĩa là biểu tình ủng hộ thủ Dũng. 


Tạm kết luận: Toan tính vận động “đổi mới” “đảng” của nhân sĩ, trí thức hay “sửa chữa, hoàn chỉnh mình” theo ngôn từ của chú CA vô danh, hay theo cách nói bình dân của tui là cải lương, cạy gở từ từ đã bị Bầy Cá Tra ở ao Ba Đình sổ toẹt!!! 


Dân oan khuất đi tìm công lý. Tìm hoài mà chẳng thấy, biết tính lẽ nào?! “Con giun xéo lắm cũng oằn” liều vùng lên xóa bỏ áp bức, bất công tự thực thi công lý, tái lập hòa bình. 


Thực tại tranh đấu vì Dân sinh-Dân chủ-Công lý-Hòa bình: 


1. Cuộc Biểu tình lần thứ 12 khởi điểm của cuộc “Cách mạng đường phố” theo ngôn từ ngụy quyền thành Hà hay “Cách mạng quần chúng” theo cách nói của những người đối diện với chú CA vô danh hay “Cách mạng Toàn dân/ Cách mạng Dân tộc” theo cách nói trịnh trọng của tui. 


2. Sự kiện Thái Hà: Phong trào tranh đấu của giáo dân Thái Hà đâu phải chỉ đơn thuần vì mục tiêu nhỏ bé đòi lại Nhà Nguyện. Mục tiêu nầy cao cả, trọng đại hơn: Thực thi lời Chúa dạy “xả thân vì CÔNG LÝ – HÒA BÌNH.” Cầu nguyện, hiệp thông hòai mà chẳng được đành phải biểu tình, tuần hành, biểu dương ý chí! 


3. Các cá nhân dân oan Thị Lượm, Thanh Tuyền, Kim Tiến cũng góp phần trong công cuộc đòi lại công lý cho con, cho chồng, cho cha để linh hồn những người thân bị oan khuất được yên nghỉ trong hòa bình! 


4. Sự kiện Nguyễn Văn Lía: Nhân sĩ Phật giáo Hòa hão chỉ vì đi gặp mặt các chức quyền Liên Hiệp Quốc và Quốc hội Mỹ để trần tình vì tôn giáo của mình bị áp bức, bất công mà hai lần bị bắt bỏ tù sắp đem ra xét xử. Đại diện Tổ chức QTNQ đang qui trách cho cơ quan LHQ và Quốc hội Mỹ về sự kiện nầy và yêu cầu can thiệp. 


Chỉ kể 4 sự kiện nổi bật, còn biết bao nhiêu cuộc vận động, hy sinh âm thầm trong bóng tối!!! 


LỜI KẾT 


Cách nay hai mươi năm, dân tộc Nga tiến hành cách mạng xóa bỏ ách độc tài toàn trị cộng sản để thiết lập nền dân chủ pháp trị, bị trùm phản gián Putin phản bội, toan tái lập độc tài TÂN XÔ VIẾT. 


Hiện tại, người dân Nga đang khởi phát cuộc Cách mạng lần thứ hai triệt hạ phản cách mạng bỉ ổi Putin. 


Hơn nửa thế kỷ trước, hai mươi triệu nhân dân Miền Nam tiến hành Cách mạng, thiết lập Nền Cộng hòa Dân chủ – Pháp trị để làm bước khởi phát, tiến tới mục tiêu cao cả, tạo lập Xã hội Việt tộc: DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LNH. 


Ước mơ xưa nửa đường đứt gánh nên còn dang dở! 


Hiện tại, dân tộc Việt Nam đang liều thân lập lại tiến trình ước mơ còn dang dở ấy! 


Vậy xin nhắc lại lời nầy để chú CA vô danh đừng sợ bị trả thù bắt bớ, tù đày: 


“Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy chí nhân mà thay cường bạo” 


Chỉ xin khi đối diện với người anh em đứng lên làm việc nghĩa, nhớ câu “cốt nhục, đồng bào” kịp thời ngưng bàn tay cường bạo. 


Để kết thúc xin đọc hai câu kinh Phật để chú và các bạn của chú suy gẫm: 


“Buông dao đồ tể xuống là lập tức thành Phật” 
(Là thấy tánh, thành “người”) 


“Bể khổ mênh mông, quay đầu là thấy bến” 
(Bến bờ DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LINH) 






(Hướng về Một Mùa Xuân Dân tộc)

Thương lắm cam, quýt, bưởi Việt Nam ơi!

Posted by Admin on 11:50 4 nhận xét

Nguyễn Văn Khải (danlambao) - Hôm nay trời nắng đẹp,trên khắp mọi nẻo đường trong nội thành Hà Nội, nơi nào cũng thấy nhưng xe thồ quang gánh trái cây bán rong. Thôi thì đủ cả cam, quýt, bưởi, áo, ổi, chôm chôm, dâu tây... trông thật thích mắt nhưng giá loại nào cũng cao hơn hẳn năm ngoái và chủ yếu lại là trái cây Trung Quốc.



Mười ba năm về trước, cũng ngày này cam Hà Giang màu da cam 8000đ/kg, cam miền tây Nam Bộ màu xanh 20000đ/kg, cam Nghệ An quả tròn vỏ mịn 10.000-25.000đ/kg tràn ngập đường phố, còn cam quýt nước ngoài chỉ bày ở các sạp bán giá từ 30.000đ/kg trở lên. Năm 2004, tôi được mời sang dự Hội Quýt của Trung Quốc ở thành phố Liễu Thành. Ở vùng này người ta đang dần thay thế mía bằng cây quýt. Được dẫn tham quan những vùng quýt 8 tuổi trĩu quả không sâu bệnh nhưng ăn chỉ thấy hơi ngọt ngọt. 

Tham quan vườn quýt Liễu Thành

Tôi chợt nhớ cam Hà Giang, Vĩnh Long ăn rất ngọt, nhiều nước nhưng vỏ quá dày không xuất khẩu được. Hơn nữa cam Hà Giang mã rất xấu, chỉ có quýt Bắc Sơn mới đánh bạt được quýt Liễu Thành. Quýt Bắc Sơn to bằng quả trứng gà, vỏ mỏng mịn, đẹp mã, chỉ cần bóc ít vỏ là cả phòng ngửi thấy mùi quýt. Ăn vào thấy chua chua, ngọt ngọt, rôn rốt, mua 1 rồi lại muốn mua thêm mười. Cũng tháng này, năm 2003 ông Đào Viết Bản giám đốc sở Khoa Học Công Nghệ Lạng Sơn đã đưa tôi tới xã Nhất Hòa thủ phủ quýt của Bắc Sơn để hướng dẫn bà con đuổi sâu diệt khuẩn và bảo quản quýt. Anh bí thư xã cũng tham gia bảo quản quýt, để quên một gói quýt đã bảo quản ở trong tủ. Tới rằm tháng giêng năm sau vỏ vẫn còn tươi. Ăn vào thấy còn ngon hơn là quýt mới hái. Thế là tôi quyết định thay đổi kế hoạch, chưa vội về nước mà rủ các doanh nhân Việt Nam đang dự Hội Quýt đi thăm các vùng cam Công Thành, Quế Lâm,... Trên đường về Hà Nội, tôi ghé vào UBND Tỉnh Lạng Sơn gặp Phó Chủ tịch tỉnh Vi Văn Thành (bây giờ là chủ tịch tỉnh) đề nghị tự nguyện giúp dân Bắc Sơn-Quê hương tiền khởi nghĩa nâng giá quýt ở đây lên ít nhất là 5 lần, và phải đi ngược dòng sang Trung Quốc. Sở khoa học công nghệ Lạng Sơn, Ủy ban dân tộc miền núi Lạng Sơn hết lòng tạo điều kiện để tôi thực hiện được mơ ước đó. 


Hướng dẫn người dân Bắc sơn bảo quản quýt


Trưa 21 tháng 12 năm ấy, đang ngồi nếm thử quýt đã bảo quản được 20 ngày (Quýt Bắc Sơn không thể để quá được 7 ngày trong điều kiện bình thường) có chuông điện thoại réo. Tiến sĩ Hoàng Ngọc Đường Phó chủ tịch Tỉnh Bắc Kạn (bây giờ là chủ tịch tỉnh) mời tôi lên hướng dẫn bà con Quang Thuận, Bạch Thông bảo quản quýt vì quýt Bắc Kạn tuy trông không đẹp mã như quýt Bắc Sơn nhưng vỏ lại dày hơn, chắc dễ bảo quản hơn. Tôi lại thay đổi kế hoạch từ Bắc Sơn lên thẳng Bắc Cạn. Một tháng sau, anh Hoàng Văn An ở Quang Thuận bảo quản được 1 tấn rưỡi quýt giá tăng từ 5.000đ lên 15.000đ. Còn bà con ở Bắc Sơn bán được từ 3.000d lên 25.000đ. Hai mươi chín Tết, ông Vi Văn Thành báo cho tôi biết quýt Bắc Sơn cháy chợ Đông Kinh-Lạng Sơn, khách Trung Quốc vào tìm mua mà không có. Còn ở Hà Nội tới Tết Nguyên tiêu, gia tộc, thân hữu, học trò tôi lần đầu tiên được ăn quýt Bắc Sơn vì tôi giữ được 3 tạ đến Tết hôm đó. 

Năm nay một số người ở các vựa cam quýt trên vùng núi phía Bắc cũng như quanh Hà Nội đều buồn nói với tôi về sự thoái hóa của các vườn ấy. Ngay ở Đan Phượng xã Phương Đình có 152ha trồng cam quýt bưởi nhưng cây nào cũng đầy sâu, nhiều cây không có quả đã mấy năm, số diện tích có cây bị chặt bỏ ngày càng tăng. Đầu tháng 10 vừa rồi tôi và một đài truyền hình đã đến quay cảnh tượng đó nhưng rồi lại không đưa lên màn hình vì thương nông dân quá. Năm ngoái tôi về Đông Tảo-Hưng Yên (26 tháng 12) rất nhiều bà con than rằng cam Canh, bưởi Diễn của họ đang ngày càng ít quả nhiều bệnh do sâu bọ gây ra. 

Tôi hỏi một ông già 83 tuổi: Bác trồng cam bưởi từ khi nào và bác có biết chúng bị những bệnh gì không. Ông cười nghịu: Từ năm mười tuổi nhưng chẳng biết chúng bị bệnh gì. Tương tự, ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa cũng trả lời tôi như thế. Thật buồn, nếu chỉ gửi cây cho đất thì làm sao mà có được trái ngọt. 

Nhưng năm nay tôi lại rất mừng vì lần đầu tiên ở Việt Nam có một phụ nữ nông dân có vườn cam bưởi hơn 250 cây không bón phân vô cơ, không dùng thuốc trừ sâu nhưng lá cây không có dấu vết sâu bọ, vỏ quả không trông thấy dấu vết bệnh tật. Đây là một trong vài vườn cây còn sót của xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Tây. Trong một buổi nghe tôi hướng dẫn cho hội phụ nữ của bảy huyện miền tây Hà Nội về sử dụng điện hợp lý trong hộ gia đình, tôi có đề cập vài phút tới phương pháp đuổi sâu diệt bọ bằng anolyt và đèn LED-pin mặt trời, thắp đèn cho 21 loại hoa bằng đèn LED. Lúc giải lao rất nhiều các chị đề nghị tôi về xã họ để hướng dẫn cách cứu cam bưởi quýt và sử dụng điện hợp lý trong nhà mình. Chỉ có mỗi gia đình chị Lan thực hiện đúng tất cả những gì tôi đã hướng dẫn. Điều kì diệu đã tới: chỉ sau 1 tháng sử dụng Anolyt, dưới gốc cây hầu như không thấy quả rụng. Hai lần các phóng viên cùng tôi đến quay phim ở đây đều vô cùng ngạc nhiên trước điều này. Ai cũng thấy vui mừng khi không thấy lá nào bị sâu cắn, không lá nào có vết sâu vẽ bùa, rệp đỏ, rệp trắng và rệp bồ hóng như ở các vườn cây khác. Chị Lan phấn khởi giơ những tờ giấy của khách đề nghị bán với giá 100.000đ/quả. Có giấy ghi: em để những trái cây này lên bàn thờ họ, chị nhớ dành cho em những quả trông bắt mắt, không có thuốc trừ sâu. 


Vườn cam sạch bệnh của chị Lan


Rất mừng vì vườn cam bưởi quýt của chị Lan thì lại càng buồn vì chị đã cho rất nhiều bà con ở các huyện xung quanh nước Anolyt để chữa tay chân miệng cho trẻ em thành công nhưng không có hàng xóm nào muốn dùng Anolyt vì phải cần cân đong đo đếm nước Anolyt để tưới cây, chăm sóc lợn, gà. 

Thương quá cam quýt bưởi Việt Nam ơi! Giá như những người trồng chúng chịu khó cân đong đo đếm như chị Lan ở Võng Xuyên-Phúc Thọ-Hà Nội thì đâu đến nỗi ngập đường cam quýt Trung Quốc.

Tạ ơn người

Posted by Admin on 21:16 12 nhận xét

Chương Khuê (danlambao) - Ở đây vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong siêu thị.

Mới ngày nào tay xách tay ôm, ngố ngáo vợ yếu con thơ chạy nạn, sa được vào lòng bao dung của những người không phải là đồng bào, của đất nước chẳng phải là tổ quốc mình, nay dã mười lăm mùa lá vàng rơi, mười lăm Mùa Lễ Tạ Ơn.

"Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình". Xin trộm phép cụ Nguyễn Du sửa lại chút lời cô em gái nàng Kiều thuở trước, mười lăm năm ấy biết bao ân tình, gia đình tôi nhận được.

Như trận mưa rào, làm sao tôi đếm đủ từng hạt mưa rơi xuống khắp thân châu trong cơn nóng khát lã người. Từ gia đình ông bà bảo trợ:;những người đến trước; những viên chức sở Xã Hội; Y Tế; nhà thờ; thầy cô giáo dạy ESL và những lớp học khác sau này; những cô cậu sinh viên Mỹ đồng môn; những người trên đường phố , trên xe bus, trong cửa chợ, nơi công sở, bệnh viện , hãng xưởng.v.v..

Một trong những hạt mưa ân tình đậm mãi vào hồn tôi là hình ảnh cô giáo tóc vàng tươi cười và vẻ rất thân ái đứng sẵn nơi cửa trường chờ đón cha con tôi buổi sáng đầu tiên cháu nhập học mẫu giáo trường Tiểu Học Hawthorne, thành phố Everett. Cậu bé không chịu theo cô vào lớp ,và cứ níu lấy quần ba. Sau nhiều lần bị cậu học trò "lạ mặt" hất tay ra, cô giáo ôm siết lấy con tôi và ra dấu bảo tôi về đị. Tôi vội vã, không dám quay đầu lại; vưà nghe tiếng gào thét của con, vừa tội nghiệp cô giáo đang chịu trận với hàm răng sâu của nó từ quê nhà mang sang chưa kịp đi nha sĩ. Chẳng hiểu cô đã "hóa phép tiên nữ" thế nào với đứa học trò màu tóc da lạ hoắc, ngôn ngữ bất đồng, lại chẳng được thơm tho mấy, so với bầy trẻ mũi lõ mắt xanh trông "đẹp như thiên thần"kia để sáng hôm sau cậu qúy tử đã vội vàng buông tôi ra và mau mắn bíu tay cô vào lớp. Nhờ vòng tay "cô như mẹ hiền" ấy , con tôi đã bước tiếp được êm ả con đường học vấn cho đến hôm nay đang là cậu sinh viên năm thứ hai của University of Washington. Một ngày nào khi con tôi đã "thành tài", cha con tôi sẽ tìm gặp lại cô giáo đầu đời của cháu, dù ngày đó không đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn. .

Hoa vàng mấy độ - Lễ Tạ ơn - Hoa phong - Hà Nội - Huế
Sài Gòn 
Dịp Lễ Tạ Ơn, từ ngày được náu thân trên nước Mỹ, năm nào tôi cũng hướng lòng mình một cách riêng về người và xứ sở đã từ ái bảo bọc gia đình tôi trong cơn họan nạn. Không có nơi dung thân này, gia đình tôi chẳng còn đường nào khác hơn là phải tiếp tục chịu trận cuộc đời lưu đày trên chính quê hương mình; với hoàn cảnh bản thân, chắc chắn, các con tôi rồi sẽ "không lớn thành người".

Tôi cũng đã không thành người được, nếu như cách đây hơn nửa thế kỷ người và đất Miền Nam đã không mở rộng vòng tay cưu mang một triệu dân từ Miền Bắc Nước Việt trong đó có gia đình tôị. "Thành người" với một tiêu chuẩn khiêm tốn nhất, là còn phân biệt được đạo lý tổ tiên, Trời Đất, với thứ lộng ngôn hóa ma ám quỷ ... "yêu biết mấy khi con học nói tiếng đầu lòng con gọi xít ta lin; thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười; thằng trời đứng xuống một bên để cho nông hội đứng lên làm trời; ta đánh mỹ ngụy là đánh cho liên xô...";

"Thành người" là không thành loại người lôi me cha, kẻ vô tội, người thi ân cho mình xưa nay ra qùy trước sân đình làng, phùng mang trợn mắt chỉa chỏ đấm đá đay nghiến hỏi mày có biết tao là ai, là thứ văn hóa "mới" hơn cả "văn hóa" phường đâm cha chém chú...

*

Quê tôi nép mình bên dòng sông La, thưà hưởng chút hơi hướng gần xa của những bậc tiên sinh Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du ... Làng Yên Phú, không biết đã từng có một thời vàng son nào như ý nghĩa cái tên làng, nhưng thế hệ anh em tôi từ lúc chào đời đến ngày sang được bên kia bờ vĩ tuyến 17, có được mấy ngày bình yên và những chén cơm trắng. Bom đạn Mỹ và gươm súng Nhật. Trận đói Ất Dậu. Thực dân Pháp trở lại Đông Dương.Tiêu Thổ Kháng Chiến. Cải Cách Ruộng Đất. Đấu tố, và lũ lụt hàng năm. Làng tôi có bãi cát ven sông, nơi vẫy vùng tuyệt vời cho bọn trẻ, nhưng mấy khi được thả cao cánh diều. Ban ngày họa hoằn mới vắng bóng khu trục cơ và máy bay Bà Già quân Pháp. Mọi sinh hoạt phải trong đêm.


Mẹ tôi, những đêm không trăng, với gồng gánh trên vai, phải mò mẫm từng bước chân xuống bến đò cách nhà khoảng chừng cây số, đi nhóm chợ bên kia sông, và trở về trước lúc trời sáng. Có những lần chợ về, bà hớt hãi chạy vào nhà, khi thì nói vưà bị một bầy lợn con bỗng dưng hiện ra rượt theo bà rồi biến mất; khi thì bảo thấy một đám người mặc đồ trắng xoá chân đi không vướng đất lởn vởn trước mặt. Những chuyện đại loại "ma nhát" đều xảy ra khi đi ngang qua khu vườn hoang ông Bát Ẩm. Khu vườn này chỉ cách nhà tôi vườn người bác ruột kế bên.Theo kể lại, nơi đây trước kia là bãi chiến trường giữa Trang Hét và lính Tây. Trang Hét là tên hai ông Trang và ông Hét được linh mục Đậu Quang Lĩnh vốn người làng Yên Phú, lúc đó đang đứng đầu một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp từ miền nam phái về quê ngài để vận động những nhà giàu đóng góp tiền của nhằm việc mua vũ khí. Chẳng may, khi vừa đến ở trong nhà ông Bát Ẩm thì bị lộ tông tích và quân Pháp đến bao vây kêu gọi ra đầu thú. Hai ông Trang Hét đáp trả bằng những tràng đạn. Cuộc giao tranh rất dữ dội khiến quân Pháp chết và bị thương rất nhiêù (Cha tôi nói nghe rất nhiều tiếng la hét rên rỉ của thương binh Pháp lúc họ được đưa xuống tàu thuyền đang cặp bến trước nhà tôị), mà vẫn không diệt được Trang Hét; Pháp đổi chiến thuật ,cho người bò vào đốt nhà. Khi tiếng súng yên, người ta thấy xác hai người cháy đen trong tư thế chỉa súng vào đầu nhaụ.

Cha tôi xuôi ngược trên nước sông La với chiếc thuyền gỗ chở thuê những hàng hoá như khoai sắn, cam, bưởị. lúa. ngô tùy theo mùa. Cũng đầy nguy hiểm.Có lần anh em tôi được đi theo thuyền và tưởng đã chết trôi mất xác khi bị tàu bay Pháp bắn xuống thuyền ( may mắn bỏ thuyền bơi lên bờ kịp và chui trốn giữa những hàng... khoai lang). Có lẽ do một phần anh em tôi còn quá nhỏ, phần bởi bận việc mưu sinh, hay vì lý do nào khác, cha tôi không bày tỏ tâm sự với con cái, nhưng đôi lúc qua chén rượu, ông đã để lộ nỗi tiếc nuối về một quá khứ nho phong nào đó ...

Còn anh em chúng tôi, trường làng không có, phải băng qua đồng ruộng hoang vắng, qua nghĩa trang rờn rợn đến trường xã cách xa hàng cây số, dưới lúc mưa phùn gió Bấc, lúc ánh sao đêm, và ngồi học với ghế bàn xập xệ bên ngọn đèn dầu hiu hắt của ai nấy mang theo; sinh hoạt tuổi thơ là "tranh thủ" đào hầm trốn bom dưới gốc cây các quanh vườn ("các", tên một loại cây cao to, có trái lấy hột để làm dầu gì đó mà nay tôi cũng không còn nhớ), là "chuyên ngành" hát múa "Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng; Dân Liên Xô trên cánh đồng hoa; Mặt Trời Đông..; Kết Đoàn ...". Có lần trong giờ khoa học, vào lúc tờ mờ sáng, thầy giáo bảo cả lớp ra ngoài sân kiếm mỗi đứa hai cây que làm thành đôi đũa, rồi theo thầy đi ra đồng bắt vi trùng vưà do tàu bay Pháp thả xuống lúa đêm qua; với kết quả "đạt chỉ tiêu" là tiếng nhao nhao "con nỏ chộ chi mô cả" (con không thấy gì cả) của bầy học trò. .

Tàu bay Pháp ngày càng bắn phá nhiều hơn xuống những làng trên, xóm dưới và phía bên kia sông. Thỉnh thoảng lại có xác người chết trương sình trôi lềnh bềnh ngang qua, hay tấp vào bãi cát trước nhà tôi. Chị Thái con dì Đức trên chuyến đò về chợ ngang qua sông bị bắn chết, còn may thuyền không chìm để người nhà còn đem xác chị ấy về trên cái võng ngập máu. Chú Nam con ông bà Thông Bình thì mất xác trên đường dân công tận chiến trường Điện Biên Phủ.

Người ta đang bàn tinh chuyện dân làng phải tản cư thì tự nhiên vắng hẳn tiếng tàu bay. Tin chiến thắng Điện Biên được loan truyền. Chiến tranh chấm dứt, chúng tôi đươc đi học ban ngày, được tự do thả diều, và tha hồ vật nhau ngoài bãi cát có cây đa và cây ngô đồng .

Niềm vui đất nước hết chiến tranh đến chưa được bao lâu thì thấp thoáng không khí bất an. Bộ độ kéo về làng và chia từng nhóm dăm ba người đến ở trong hầu hết nhà dân. Ngoài đường xuất hiện những băng vải ghi "Thi Đua Phát Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất". Đám nhi đồng chúng tôi liên tục tập nhảy "Kết Đoàn" và"Dân Liên Xô" để trình diễn trên sân khấu dựng ngòai trời mà từ trước đến giờ chưa hề có. 

Làng Yên Phú nay đang đang diễn ra những điều mới lạ khác. Bà Cu Ước trong đám nghèo nhất làng khoe với mẹ tôi, rằng bà ta cùng một số người nữa đang được mời lên xã học tập đấu tố, và bà ta sẽ được chia phần "qủa thực" (tài sản tịch thu của địa chủ). Mẹ tôi dặn anh em tôi khi ăn cơm không được nhắc đến tiếng "cá , thịt, bò, gà, lợn" mà phải gọi bằng tên rau này dưa kia ; trong bữa ăn, mặc dầu đã kiểm soát kỹ các cữa ngõ đã được đóng kín, thỉnh thoảng ông tôi buông chén đũa đi mở hé cửa quan sát bên ngoài. Những cuộc thăm viếng chuyện trò giữa người lớn với nhau nay không còn thoải mái vui cười như trước, mà trong vội vả xầm xì âu lo ...

Tin những người quen và không quen đã bị bắt bị đấu tố dồn dập từ những làng khác. Tin Dì Bang trong Hà Tĩnh vừa chết trong tù sau trận đấu tố càng khiến mẹ tôi nhất quyết không nghe theo tiếng loa ra rả kêu đi xem đấu tố. Đã 50 năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ rõ ánh mắt hãi hùng của mẹ tôi khi bị du kích đến nhà dọa nạt bắt mẹ và tôi lúc đó đang co ro bên bếp lửa, đi xem đấu tố ông Phó Tư, ông Lý Thưởng.. (Sau khi đấu tố ông Lý Thưởng khá lâu, hỏi hoài phần "quả thực" mà không được chia, bà Cu Ước đến phàn nàn với mẹ tôi, và tỏ ra hối hận đã nghe theo lời cán bộ tố cáo ông Lý Thưởng những chuyện không hề có). 

Lệnh ban ra nghiêm cấm chúng tôi không được chơi với con nhà địa chủ nữa. Anh em thằng Long con ông bà Tổng Thái trắng trẻo béo tốt hôm nào nay áo quần lếch thếch mặt mày xanh xao lem luốc, treo trước ngực thùng kẹo gừng đi cùng làng chẳng mấy ai dám bất chấp lệnh cấm mua giúp anh em nó vài cục... Bọn tôi mỗi lần thấy anh em thằng Long cũng không dám lại gần vì sợ bị báo cáo lẫn nhau.

*

Viết để tạ ơn ai, mà tôi cứ dông dài về tôi, về làng tôi ở tít mãi xa xăm "chốn vạc bay" nào đó. Thực ra, có lần mò trở về như thế tôi mới nhận rõ hơn được công ơn người đã đưa anh em tôi thoát khỏi phần đất tổ tiên xưa, nay bạc phước lọt vào tay bầy qủy đữ đang ra công biến thành địa ngục, và sau này là công ơn trời bể người và đất Miền Nam đã cưu mang dạy dỗ chúng tôi thành người .

Xin tạ ơn chuyến đò bà Phương đêm khuya đã lén lút chở gia đình tôi trong nỗi ngậm ngùi ly hương trốn khỏi làng Yên Phú tang thương để tìm đường xuôi Nam. 

Tạ ơn con Vện nhà bác tôi bên cạnh đêm đêm nằm ngoài thềm, hôm ấy nó đã không sủa đánh thức mấy người bộ đội ở trong nhà bác khi sáu người lớn bé chúng tôi tay xách tay mang, lục đục ra khỏi nhà dưới bóng trăng chập chờn bởi gió đong đưa cành lá. 

Tạ ơn dòng nước sông La đã đưa êm ả thuyền đi. 

Tạ ơn đêm Quảng Bình, người đã chia bớt phần khoai lang và cho mượn nong nia làm giường chiếu qua đêm.

Tạ ơn chiếc cầu Vĩ Tuyến đã đưa ta sang được bến bờ Tự Do.

Nói sao cho đủ lời tạ ơn người, tạ ơn đời .

Thôi thì, nhân Mùa Lễ Tạ Ơn, xin mượn lời

"Thank You America, Thank You The World",

Và nhất là,

Tạ Ơn Người Miền Nam, Đất Trời Miền Nam Nước Việt đã cưu mang và giáo dục anh em tôi thành người đúng nghĩa và hưởng đầy đủ quyền của một con người .


Chương Khuê


Mùa Tạ Ơn

Aleksandr Solzhenitsyn: Đừng lấy dối trá làm lẽ sống

Posted by Admin on 21:18 13 nhận xét

Thái Phục Nhĩ (danlambao) - Luận này là luận cuối cùng Solzhenitsyn viết trên đất mẹ của ông dưới chế độ cộng sản, được lưu truyền rất nhiều trong giới trí thức đương thời ở Moscow. Luận đề ngày 12 tháng Hai 1974, cùng ngày ông bị công an mật đột nhập vào nhà và bắt đi. Bản dịch sau của chúng tôi dựa vào bản tiếng Anh in trên The Washington Post, số ra Thứ Hai 18/2/1974, có lưu tại WashingtonPost.com

Chúng tôi dịch luận này, mong nó tới được mắt những người người cầm bút, văn sĩ, kí giả, dù ở lập trường hãy lĩnh vực nào. Người cầm bút cần có tinh thần trách nhiệm hơn với những điều mình nói, vì một lời nói ra thế nào nó cũng có tác động, không tốt thì xấu, cho người nghe.

Phụng sự chân lí, quyết tâm tìm sự thật, nghĩ tới đồng loại và tương lai của con cháu, thì dù không cần tô chuốt tài tình, ngòi bút vẫn tỏa sáng và lưu tiếng thơm. Cứ bóp méo sự thật và diễn giải lịch sử theo dục vọng của mình một cách trâng tráo để chỉ được vài nắm cơm và cái địa vị yên ổn, thì mãi mãi chỉ lún sâu vào chỗ ngu si và tội ác, kéo dài thêm những ngày nô lệ trói buộc tinh thần và làm tàn tạ thân xác nhiều người rất thân yêu. Mà cái việc tồi như thế, ai cũng biết là không thể nào làm mãi được, dù có tài tình và tàn nhẫn đến đâu. 

Thái Phục Nhĩ


______________________________________________________________________________


Đừng Lấy Dối Trá Làm Lẽ Sống

Aleksandr Solzhenitsyn

Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Khoa Học Viện hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng:

Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa? Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ - rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực.

Mọi thứ sắp rớt xuống đáy cùng. Tinh thần chúng ta đã chết hết, còn thân xác chúng ta và cả con cái chúng ta nữa, cũng sắp bị ném vào lửa cháy rụi. Thế mà chúng ta vẫn bình chân như vại, cứ nhếch mép cười một cách tiểu nhân, và lưỡi không bị ngọng mà vẫn lúng búng trong miệng. Nhưng chúng ta biết làm gì mà ngăn nó cho được? Hay là chúng ta không đủ sức?

Chúng ta bị tước đoạt nhân tính một cách tàn bạo tới mức chỉ vì miếng cơm manh áo qua ngày thôi mà chúng ta sẵn sàng vứt bỏ mọi nguyên tắc và linh hồn của mình, mọi nỗ lực của tiền nhân và mọi cơ hội của hậu thế - miễn sao đừng đụng tới sự tồn tại mong manh của mình là được. Chúng ta không có khí phách, không có tự trọng, không có nhiệt tình. Vũ khí hạch tâm, thế chiến thứ ba chúng ta không sợ. Chúng ta đã nấp kĩ trong hang rồi. Chúng ta chỉ sợ làm người công dân có dũng khí. Chúng ta sợ lạc đàn, sợ đi một mình không có cơm ăn, không có khí đốt, không có hộ khẩu thành phố. [i]

Chúng ta bị nhồi sọ chính trị, bị người ta tiêm cho cái ý nghĩ phải an thân đã, rồi sau sẽ tốt đẹp hết. Chúng ta không thoát khỏi được hoàn cảnh và điều kiện xã hội của mình. Cuộc sống hàng ngày quyết định ý thức. Chúng ta thì có liên quan gì tới mấy việc đó? Và có thật là chúng ta không thay đổi được gì không?

Được chứ, được tất cả là đàng khác. Nhưng chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng.

Tất nhiên là có thể đầu phiếu để loại bọn chúng, nhưng mà đất nước này làm gì có tuyển cử. Ở phương Tây người ta có bãi công và biểu tình phản đối, còn chúng ta thì bị đàn áp thẳng tay, có những cảnh mới nghĩ tới đã thấy rùng mình: ai dám thình lình bỏ việc mà xuống đường? Song le, những con đường chết chóc mà dân tộc Nga đã mò mẫm trong đau khổ suốt thế kỉ qua không phải dành cho chúng ta, mà quả thật chúng ta không cần đi lại những con đường như vậy.

Bây giờ búa liềm đã làm xong việc, hạt giống gieo xuống đã nảy mầm, chúng ta có thể thấy là những kẻ còn trẻ tuổi mà cuồng vọng, cho là có thể dùng khủng bố, cách mạng đẫm máu và nội chiến để mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho đất nước chúng ta, chính họ là những kẻ lạc lối.

Thế đủ rồi, xin cảm ơn các vị giác ngộ cách mạng tiên phong! Bây giờ chúng ta mới biết phương pháp xú uế tất sinh kết quả xú uế. Hãy để cho tay của chúng tôi trong sạch.

Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng – chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá – thì đừng mong có chuyện gì xảy ra.

Bạo động len lỏi vào cuộc sống an bình, cái mặt nó toát ra vẻ ngạo mạn, y như đang khoác một ngọn cờ và hô to: “Bạo động đây. Tránh ra, nhường đường cho tao, không tao nghiến nát tụi bay.” Nhưng mà bạo động mau già. Rồi nó mất hết tự tín, và để giữ cho cái mặt ra vẻ khả kính nó rước thằng dối tra về làm đồng minh – vì không phải ngày nào nó cũng thò bàn tay thô bạo của nó ra được, mà thò ra được cũng bất tất chụp hết mọi người. Nó chỉ cần chúng ta ngoan ngoãn phục tùng dối trá và hàng ngày thực hành dối trá – đây chính là yếu huyệt của mọi sự trung thành.

Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay.

Làm vậy tức là mở một lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoang tưởng do chúng ta khoanh tay đứng nhìn mà ra. Cách đó vừa dễ làm nhất vừa tiêu diệt dối trá mau nhất. Vì rũ bỏ dối trá, tức là cắt đứt đường sống của nó. Dối trá giống như bệnh dịch, chỉ có thể sống bám vào một sinh vật.

Chúng ta không cần phải ám thị mình. Chúng ta chưa đủ già dặn để tiến vào các quảng trường mà gào lên sự thật hay biểu hiện tư tưởng của mình. Chưa tới lúc phải làm thế. Nguy hiểm nữa. Chỉ cần điều gì mình không nghĩ thì chúng ta từ chối đừng nói là được.

Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất ai cũng làm được, con đường đã chiếu cố sự hèn nhát thâm căn cố đế của chúng ta. Nó dễ hơn phương pháp công dân bất phục tùng của Gandhi xiển dương – dễ tới mức viết những lời này còn nguy hiểm hơn.

Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật.

Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ.

Vì thế, dù có dè dặt, mỗi chúng ta hãy lựa cho mình: hoặc là, cam tâm làm nô lệ cho hư ngụy – tất nhiên chúng ta nuôi dưỡng con cái mình trong tinh thần dối trá không phải vì đó là bản tính của chúng ta, mà chẳng qua là để kiếm ăn nuôi gia đình – hoặc là rũ sạch mọi sự dối trá làm một người lương thiện xứng đáng được con cái và người đồng thời kính trọng.

Và từ đó trở đi chúng ta sẽ:

• bằng mọi cách không viết, kí, hay in một lời nào chúng ta cho là bóp méo sự thật;

• không nói những lời như thế, dù là nói chuyện riêng hay nói trước đông người, tự ý mình hay theo ý người khác, dù làm công tác cỗ vũ, dạy học, giáo dục hay đóng trò trên sân khấu;

• không mô tả, cổ vũ, hay truyền đi một ý tưởng nào chúng ta thấy rõ ràng là sai hay bóp méo sự thật, dù bằng hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc;

• không trích lời người khác nói hoặc viết mà không đặt lời trích vào ngữ cảnh, để lấy lòng ai đó, hay để lót đường cho mình, hay để thành công trong công việc nếu mình không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng trích dẫn, hoặc nếu ý trích dẫn đó không phản ánh chân thực bản chất vấn đề;

• không để cho mình bị ép phải dự những cuộc biểu dương hay hội họp nào trái với sở thích hay ý nguyện mình, không cầm hoặc giương lên những tiêu ngữ hay biểu ngữ nào mình không hoàn toàn chấp nhận;

• không giơ tay biểu đồng tình cho một đề xuất mà ta không thành thật tán đồng, không bầu cho người mình cho không xứng đáng hay đáng ngờ về tài năng, dù bầu công khai hay bí mật;

• không để cho mình bị lôi tới những cuộc họp mà mình đoán người ta sẽ bức mình thảo luận hoặc bóp méo một vấn đề;

• lập tức bước ra khỏi những cuộc họp, hội nghị, thuyết trình, biểu diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói láo, rêu rao những rác rưởi ý thức hệ, hoặc những lời tuyên truyền lố bịch;

• không đóng góp hoặc mua những báo chí bóp méo thông tin hoặc giấu giếm những sự thật hiển nhiên.

Tất nhiên là chúng ta chưa liệt kê hết mọi biến thái hư ngụy cần phải liệt kê. Nhưng người nào thanh luyện mình sẽ nhờ lương tâm trong sạch mà phân biệt được chân ngụy.

Những người chọn con đường này ban đầu cuộc sống sẽ rất thay đổi. Có người bị mất việc. Những người trẻ muốn sống chân thật, thì những việc như thế này sẽ làm cho đời thanh xuân của họ ra phức tạp, vì khóa học bắt buộc nào cũng nhét toàn dối trá, không thể không chọn lọc.

Nhưng không có lối đi nào dễ dãi hơn cho người muốn làm người lương thiện. Ngày nào chúng ta cũng có người phải đối diện ít nhất là một trong những tình huống trên, cho dù là trong những ngành khoa học kĩ thuật vô thưởng vô phạt dễ tìm được chỗ nương náu nhất. Hoặc là chân thật, hoặc là hư ngụy: một đường đi tới tự do tinh thần, một đường đi tới nô lệ tinh thần. Còn những kẻ không đủ dũng khí bảo vệ linh hồn mình– các người chớ vin vào mấy quan điểm ‘tiến bộ’ của mình mà kiêu ngạo, chớ huyênh hoang mình là hàn lâm học sĩ, là nghệ sĩ nhân dân, là yếu nhân có nhiều công trạng, hay là đại tướng – các người hãy tự nói với mình: Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi.

Lối phản kháng này tuy nhu nhược nhất trong mọi lối phản kháng cũng không phải là dễ. Tất nhiên là dễ hơn tự thiêu hay tuyệt thực: lửa sẽ không dìm thân anh, mắt anh không bị nung cho nổ ra, và gia đình anh sẽ không lúc nào thiếu cơm ăn nước uống.

Một dân tộc vĩ đại ở châu Âu, dân Tiệp Khắc, họ bị chúng ta phản bội và lừa dối, chẳng là họ đã cho chúng ta thấy nếu trong lồng ngực có một trái tim cao thượng thì tấm ngực mỏng manh kia có thể đứng lên chống lại xe thiết giáp đấy sao? [ii]

Anh bảo làm thế không dễ? Nhưng trong mọi cách thì cách đó là dễ nhất. Cách đó có thể nguy tới tánh mạng, nhưng muốn cứu linh hồn thì không còn cách nào khác. Phải, con đường đó không phải là con đường dễ đi. Nhưng mà có nhiều người, rất nhiều nữa là khác, năm này qua năm nọ đã theo đuổi lí tưởng ấy, chỉ vì họ lấy chân thật làm lẽ sống.

Cho nên anh không phải là người đầu tiên chọn đi đường này, anh chỉ gia nhập dòng người đã dấn thân vào đó. Nếu chúng ta nâng đỡ nhau và sát cánh nhau thì con đường này sẽ dễ đi và ngắn bớt lại. Nếu chúng ta đông tới hàng ngàn người thì bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta. Nếu chúng ta lên tới hàng vạn người thì đất nước này sẽ khoác bộ mặt mới đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Nếu chúng ta khiếp nhược quá, thì đừng trách người ta đàn áp mình mãi.

Chính chúng ta đang tự mình đàn áp mình đấy. Lúc đó thì hãy khom lưng xuống nữa, hãy rên xiết nữa, và đợi tới ngày những người anh em của chúng ta, các nhà sinh học, tìm ra cách đọc được tư tưởng của chúng ta, một thứ tư tưởng vô giá trị và tuyệt vọng.

Và nếu thậm chí đã chọn con đường yên thân mà chúng ta vẫn rơi vào chỗ cùng khốn, thì chúng ta đúng là đồ bỏ đi, không còn cách gì cứu vớt được. Lúc đó, chúng ta đáng dành cho những lời khinh bỉ này của Pushkin:

"Đồ súc sinh thì làm gì có tự do. Muôn đời di sản của nó chỉ là ách nặng và roi vọt.” 


-------------

[i] Nguyên văn là hộ khẩu Moscow

[ii] Mùa xuân năm 1968 dân Tiệp Khắc đứng lên đòi tự do, muốn li khai khỏi Liên Bang Soviet. Nhà cầm quyền Liên Bang Soviet cho thiết giáp vào Prague nghiến nát người biểu tình.

***

Tiểu sử văn hào 
Aleksandr Solzhenitsyn

Thái Phục Nhĩ biên soạn

Văn sĩ Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (1918 - 2008) được nhiều người coi là văn hào Nga lớn nhất thế kỉ 20. Sống, thành tài và thành danh trong Thời Đại Hắc Ám Mới – chủ nghĩa cộng sản, Solzhenitsyn viết những tác phẩm tả thật chế độ Liên Bang Soviet, và can đảm sống một cuộc đời của một chính nhân quân tử ông còn được nhiều người gọi là lương tâm của một thời đại.

Solzhenitsyn bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình trong khi phục vụ cho Hồng Quân trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ở trong đó, ông đã hoài nghi những giá trị luân lí của chế độ Stalin. Đệ Nhị Thế Chiến sắp chấp dứt, năm 1945, Solzhenitsyn bị bắt vì dám phê bình chính sách chiến tranh của Joseph Stalin. Ông bị khép vào tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Soviet, bị áp giải về Moscow và xử tám năm lao động khổ sai trong trại lao động cưỡng bức. Trong trại, ông ghi chép và lưu lại nhiều tài liệu làm đề tài cho những tác phẩm sau này. Năm 1950, ông bị đưa vào Trại Giam Đặc Biệt dành cho tù nhân chính trị. Tuy việc chính là thợ nề, thợ mỏ, ông cũng dành thì giờ ghi chép. Những ghi chép của ông ở trại đặc biệt này là tài liệu cho cuốn One Day in the Life of Ivan Denisovich sau này.

Năm 1953, mãn án, ông bị đưa đi Kazakhstan giam lỏng. Trong thời kì giam lỏng này, ông bị ung thư suýt chết, và bắt đầu suy tư sâu sắc hơn về giá trị của cuộc đời, của tự do. Từ đây, ông quyết định giã từ chủ nghĩa cộng sản của Marx.

Khrushchev lên thay Stalin cai trị Liên Bang Soviet, nới lỏng bàn tay sắt và cho văn sĩ tự do ngôn luận. Nhờ vậy mà Solzhenitsyn được tha bổng năm 1956. Về lại Nga, ông ban ngày dạy học, ban đêm bí mật viết lách. Khrushchev đang chủ trương bài Stalin, cho phép ông xuất bản bộ One Day in the Life of Ivan Denisovich, năm 62. Bộ đó mô tả nhiều tội ác của chế độ Stalin trong các trại tù lao động cưỡng bức, là tác phẩm văn học thời Soviet viết về chủ đề chính trị mà tác giả lại là người không theo cộng sản. Tất nhiên là phải kiểm duyệt gắt gao và cắt bỏ nhiều. Bộ đó còn được đưa vào trường dạy cho học sinh. Nhưng thời vàng son đó không lâu; Solzhenitsyn chỉ xuất bản được thêm vài ba tác phẩm ngắn nữa thì Khrushchev thoái vị, và ông cũng bị treo bút. Từ đó trở đi, viết lách đối với ông là một sự cả gan, vì sợ mật thám KGB. Trong diễn văn nhận giải Nobel Văn Chương, ông viết rằng từ sau khi được thả lỏng cho tới 1961, ông tin là mình sẽ không bao giờ xuất bản được một dòng nào nữa, viết rồi cũng không dám đưa cho bạn bè và người thân đọc, vì sợ người ta biết. Mặc dù sau này có bạn bè làm trong ngành xuất bản giúp đỡ, tác phẩm của ông cũng không qua khỏi con mắt dò xét của Hội Nhà Văn. One Day in the Life of Ivan Denisovich là một trong những tác phẩm ít ỏi của ông được xuất bản tại Liên Bang Soviet.

Sau khi chính quyền Liên Bang Soviet siết chặt lại chính sách văn nghệ, Solzhenitsyn gần như bị treo bút. Bị mật thám KGB theo dõi, ông vẫn cặm cụi làm việc để viết cho xong tác phẩm lớn nhất của ông The Gulag Archipelago. Mật thám KGB cuối cùng cũng biết ông đang lén lút cưu mang những tác phẩm phê phán chế độ. Bản thảo bị cướp; năm 1969 Solzhenitsyn bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn. Ông hoảng sợ và tuyệt vọng. Trong cơn tuyệt vọng ấy, ông ngộ ra sự tự do tâm thức mà không công an mật hay nhà tù nào có thể cướp đi được của một người muốn xiển dương chân lí. Dần dần ông giải phóng mình khỏi cái bẫy của những vinh dự dối trá dành cho những nhà văn được chính quyền công nhận. Mặc dù toàn bộ tài liệu và ghi chép của ông bị tịch thu, ông vẫn tìm cách bí mật chuyển bản thảo The Gulag Archipelago (viết 1958–67) cho một người bạn cất giữ. Bộ đó đợi tới sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Liên Bang Soviet, ông mới có dịp công bố và xuất bản. Thật là một lịch sử li kì của một áng văn bất hủ.

The Gulag Archipelago tả trại lao động cưỡng bức dưới chế độ cộng sản Soviet, chủ yếu dành cho tù binh chiến tranh và tù nhân chính trị. Solzhenitsyn dùng lời chứng của nhiều tù nhân và công trình khảo cứu của ông về hệ thống trại tù này, truy lại nguồn gốc của nó từ thời cách mạng Bolsheviks. Nhờ nó mà độc giả biết được Lenin mà nhiều người cộng sản tôn sùng chính là tác giả của các quy trình tra vấn, vận chuyển tù binh, cách xử sự trong trại tù, và các phương pháp giam lỏng liên quan tới hệ thống tù khét tiếng này. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của thế kỉ hai mươi, được dịch ra nhiều thứ tiếng, và đưa gulag vào thành một mục từ trong các từ điển của phương Tây.

Năm 1970, ông được trao giải Nobel Văn Chương, nhưng không sang Stockholm nhận thưởng được, vì ra đi tức là sẽ không còn ngày về lại quê hương. Năm 1974, khi đang lưu vong ở Tây Đức, người ta mới làm lễ trao giải riêng cho ông.

Ngày 12 tháng Hai 1974, Solzhenitsyn bị công an đột nhập vào nhà. KGB tìm thấy một phần bản thảo bộ The Gulag Archipelago. Ông bị tước quyền công dân Soviet và trục xuất sang Frankfurt, Tây Đức. Sau đó ông lưu vong ở nhiều nơi, Thụy Sĩ, Mĩ, cho tới khi chế độ Liên Bang Soviet sụp đổ, ông cùng vợ trở về Nga và phục hồi quyền công dân.

Hà Nội một sáng đầu đông

Posted by Admin on 03:01 1 nhận xét

Trần Sơn (danlambao) - Sáng đầu đông Hà Nội, hôm nay sao mà buồn đến ra riết. Mới sáng sớm, khí trời còn lành lạnh, làn sương nhẹ vẫn giăng trên phố, người ra đường choàng thêm tấm áo đông xuân. Vậy mà đến chưa đến 8 giờ, trời đã oi lắm. Cái khô, cái ngột của cuối thu, đầu đông đến “gây’ người. Xe, người đã đổ ra phố nhộn nhạo lắm, giăng như mắc cửi.

Nhưng cái nhộn nhạo của Hà Nội sáng nay không thể nhòa đi được hình ảnh 3 người phụ nữ, một già, hai trẻ, trong tấm áo màu đen, chầm chậm đi trên phố. Trên tay họ là di ảnh người quá cố, là hình ảnh cha, chồng họ trong cơn hấp hối giã biệt cõi đời. Di ảnh của những oan hồn.

Họ đi chầm chậm.
Họ đi chầm chậm.
Người hàng phố lặng đi khi họ đi qua.

Mọi câu chuyện dở dang bên chén trà sáng bỗng dưng bặt lại. Ánh mắt dõi theo đến xót lòng. Một đám tang đi qua cũng chưa bao giờ làm họ xót xa đến thế.

Con bé kia là ai? Có phải con ông Tùng dưới Trần Khát Chân đấy không? Ừ đúng rồi, trên tay nó cầm cái ảnh ông Tùng kia kìa. Hình như con bé tên Tiến thì phải, khổ thân nó. Một mẹ hai con chơ vơ.

Thế hai người đàn bà kia là ai ý nhỉ? Tức thì một tiếng ai đó chen vào: Có biết vụ Nguyễn Công Nhật ở Đồng Nai không? Biết! Thì đấy! mẹ và vợ nó đấy. Trời, có phải vụ gạ tình đấy không. Khốn nạn! Chồng người ta nó đánh chết, vợ người ta nó rủ đi nhà nghỉ. Thằng nào rủ? - tiếng ai đó chen vào. Thì thằng công an điều tra viên chưa ai.

Người hàng phố cứ xì xào như thế, lan theo mỗi chân họ bước qua từng góc phố.

Họ vẫn lầm lụi bước đi. Họ đi đòi công lý.

Công lý ở cái xứ này? Nhìn cảnh ba người đàn bà đi trên phố, sao mà nghe chua xót đến thế.

Họ dừng lại giữa phố Yết Kiêu, nơi có cái trụ sở của cái bộ “còn đảng còn mình”, nơi đào tạo ra những thủ phạm giết chồng, giết cha họ. Họ đứng lặng lẽ trước cánh cổng, bên kia đường.

Lúc này, nhiều xe dừng lại, san xẻ với họ nỗi đau oan khuất. Rồi những chiếc xe lại tất tưởi ra đi, lao vào cuộc mưu sinh.

Bên kia đường, những đồng đội, đồng chí của thủ phạm giết cha họ, chồng họ vẫn ra, vẫn vào, không một cái nhìn cảm thông, không một lời an ủi.

Rồi họ lại ra đi, bước chân chầm chậm dọc theo hè phố. Họ dừng lại nơi có có cái khẩu hiệu có lẽ to nhất Việt Nam “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”. Họ đứng im như vậy, mẹ già nhòa lệ, hai cô gái- một mất chồng, một mất cha, mắt nhìn thẳng, môi gằn lại. Giữa quảng trường có cái Cung mang tên Hữu nghị Việt-Xô, lúc này một vòng tròn vây quanh lấy họ. Những ánh mắt ái ngại, những lời nói cảm thông trao cho họ, những lời nói phẫn uất, nghèn ngẹn.


Tiếng ai đó bảo “Thôi chị em mình đi đi, không lại chật đường, họ lại ra giải tán bây giờ”. Họ lại lầm lũi bước đi dọc theo hè phố. Sau họ, là một người phụ nữ, cũng nỗi xót xa, có lẽ chỉ có người phụ nữ mới hiểu: Chị Nga, dưới Phủ Lý, Hà Nam lên, bồng con đi theo.

Cái đám người nhỏ nhoi ấy dừng chân lại trước cánh cổng Tòa Án "Nhân Dân". Hai cánh cửa sắt đóng im ỉm đến ghê sợ. Đáng lẽ sáng hôm nay đây, ngày 17 tháng 11 năm 2011 cánh cửa này phải mở ra cho công lý được thực thi. Nhưng nó vẫn đóng.

Họ lại chầm chậm lê gót đến trước cánh cổng Phòng Tiếp Công Dân của Viện Kiểm Sát. Nào có ai tiếp họ. Họ lại đứng chờ trên hè phố, mắt thất thần hướng ra đường. Rồi người qua dường dừng lại, rồi ánh mắt cảm thông, rồi những lời chia xẻ...

Họ lại ra đi, vẫn những người phụ nữ cô đơn đến não lòng trong cõi nhân gian này, họ đi tìm công lý.

Ôi sáng Hà Nội một ngày đầu đông, giữa cuộc đời ồn ã này sao có những cảnh cùng cực đến thế.


Tôi đã đi qua những nỗi đau của bản thân, tôi đã chứng kiến cái chết của người thân nhất cuộc đời mình, tôi đã chứng kiến nỗi đau của bạn bè. Tôi đã từng nghe tiếng than khóc của hàng trăm người nơi chốn đổ nát giữa thành phố NewYork ngày 11/9 năm 2001, hàng ngàn người sau trận sóng thần đảo Sumatra năm 2004, và cũng hàng ngàn người than khóc sau trận động đất Haiti tháng Giêng, năm ngoái. Nhưng sáng nay, một ngày đầu đông Hà Nội, cái đau của tôi, của một người chưa từng quen biết nhưng người phụ nữ oan ức kia, đau đến xé ruột. Đau mà không khóc cho được, không nói cho được cho ai hay.

Khi tôi viết xong những dòng này, Hà Nội trở lạnh về đêm, mấy cây hoa sữa đầu phố cũng thôi ngào ngạt. Lại một đêm mất ngủ với những ý nghĩ vẩn vơ: Đêm nay những người phụ nữ khốn khổ kia sẽ đi về đâu.